Những hiểu biết sai về luật hôn nhân thường gặp tại Mỹ.
Tân Bùi Thọ MInh
Nov 12, 2022
5 min read
Hôm nay mình sẽ tổng hợp cũng như giải thích một số trường hợp mà đa số những người sinh sống ở Mỹ hiểu sai, biết sai. Mình sẽ phân tích về (1) tài sản chung và riêng trong thời kì hôn nhân và cách chia tài sản khi li dị; (2) vì sao nên đăng kí kết hôn (marriage certificate) thay vì sống với nhau như vợ chồng và không đăng kí kết hôn; (3) vai trò của luật sư khi làm thủ tục li hôn.
1. Khái niệm tài sản trong hôn nhân gồm có tài sản chung và tài sản riêng. Tài sản riêng được xem là tài sản có trước hôn nhân, ví dụ trước khi cưới nhau, chồng có 1 chiếc xe đang pay chưa xong, vợ có một cái xe đã paid off. Sau khi cưới nhau; chiếc xe của vợ sẽ là tài sản riêng của vợ vì nó đã được paid off, còn chiếc xe của chồng phần đã paid off sẽ là tài sản riêng, phần chưa paid off sẽ là tài sản chung. Tuy nhiên do giá trị không quá lớn nên thông thường 2 bên sẽ không bao giờ tranh chấp về tài sản như vậy và nếu có tranh chấp thì Judge cũng sẽ có xu hướng quyết định đó là tài sản riêng của chồng. Tài sản được tranh chấp phổ biến nhất là bất động sản. Nguyên tắc với bất động sản cũng tương tự như nguyên tắc cơ bản đó là cái gì có sau thời kì hôn nhân là tài sản chung. Sẽ có 3 trường hợp như sau:
I. Sau khi cưới nhau, 2 vợ chồng cùng mua nhà và cùng đi làm để pay mortgage. Như vậy tài sản này là tài sản chung 100% VÀ VIỆC AI ĐỨNG TÊN TRÊN TITLE KHÔNG QUYẾT ĐỊNH QUYỀN SỞ HỮU. Rất nhiều khách hàng của mình khi làm hồ sơ li dị luôn claim mình là người đứng tên nhà, tại sao toà lại chia đôi giá trị căn nhà, thì lí do là chuyện đứng tên title không có ý nghĩa trong việc phân loại tài sản chung. Như vậy khi li dị, căn nhà này sẽ chia đôi giá trị mỗi người nhận 50%. Một trường hợp thường gặp là nếu chỉ 1 người đi làm income chính, 1 người còn lại ở nhà nuôi con không có income thì khi li dị có được 50% không? Câu trả lời là CÓ! Vì tuy không đóng góp về mặt tài chính nhưng toà vẫn luôn xem việc chăm sóc gia đình là sự hy sinh của 1 người vì vậy việc chia đôi tài sản là hợp lý.
II. Một người mua nhà trước khi cưới, paid mortgage trong một khoảng thời gian, sau đó lập gia đình, mortgage sau đó do 2 người cùng pay. Ở trường hợp này, phần tài sản riêng sẽ là giá trị căn nhà đã được paid. Phần chưa được paid sẽ là phần còn lại từ thời điểm cưới nhau. Nếu li dị, toà sẽ chia đôi giá trị phần tài sản chung.
III. Nhà được mua sau khi cưới nhau bằng tiền của 1 người. Về nguyên tắc, tài sản sau hôn nhân là tài sản chung. Tuy nhiên, nếu 1 người dùng tiền riêng của mình để paid off cái nhà thì cái nhà sẽ là tài sản riêng của người đó. Vậy khái niệm “tiền riêng” là gì? Tài sản được cho, tặng, thừa kế riêng gọi là tài sản riêng, có văn bản xác nhận. Nếu vợ hoặc chồng được cho, tặng, thừa kế tài sản, sau đó dùng tài sản đó để paid off cái nhà sau khi kết hôn thì cái nhà đó là tài sản riêng.
Bên cạnh bất động sản thì một tài sản khác cũng quan trọng không kém đó là “business entity” của một bên. Ví dụ trong quá trình hôn nhân, một bên quyết định mua một tiệm nail hoặc một nhà hàng và đứng tên là owner thì khi li dị, tiệm nail hay nhà hàng đó sẽ phân chia như thế nào? Vẫn nguyên tắc cũ, tài sản trong hôn nhân là tài sản chung. Như vậy tiệm nail hay nhà hàng, dù một bên bỏ tiền ra mua và đứng tên owner cũng là tài sản chung và khi li dị sẽ chia đôi. NGOẠI LỆ: nếu 1 bên dùng tài sản riêng (xem lại ở trên) để mua tiệm nail hoặc nhà hàng, thì nó sẽ trở thành tài sản riêng.
Chốt lại: sau khi kết hôn, thu nhập của vợ chồng là tài sản chung. Nhà cửa, xe cộ, business như tiệm nail, nhà hàng cũng là tài sản chung. Dù 1 người đi làm chính và 1 người ở nhà take care nhà cửa, ăn uống, vẫn chia đôi khi li dị. Chỉ có ngoại lệ nếu như tài sản đó đc mua bằng tài sản riêng.
2. Sau khi đã hiểu về việc phân chia tài sản khi li dị, mình sẽ phân tích tầm quan trọng của việc đăng kí kết hôn (marriage certificate).Rõ ràng khi li dị, tài sản chung sẽ được chia đôi và không ai sẽ cảm thấy thiệt thòi cho thời gian và công sức bỏ ra trong quãng thời gian bên nhau. NHƯNG NGUYÊN TẮC TÀI SẢN CHUNG CHỈ ÁP DỤNG NẾU VỢ CHỒNG CÓ MARRIAGE CERTIFICATE. Ở Mỹ, có một số tiểu bang công nhận HÔN NHÂN DO SỐNG CHUNG (common law marriage), và có một số tiểu bang không công nhận, Virginia và Maryland là tiểu bang KHÔNG công nhận, DC công nhận. Việc công nhận hay không sẽ dẫn đến hệ quả là việc phân chia tài sản sẽ được áp dụng theo luật hôn nhân (Family law) hay luật dân sự (Civil law). Nguyên tắc tài sản chung ở trên chỉ áp dụng trong Family law. Vậy nguyên tắc luật dân sự là gì? Trong luật dân sự, tài sản chung sẽ đc chia theo đóng góp trực tiếp, tức là ai bỏ tiền bao nhiêu sẽ được chia lại bấy nhiêu. Việc phân chia theo luật dân sự sẽ thiệt thòi hơn cho những người không đi làm mà chỉ ở nhà chăm lo gia đình vì họ không đóng góp trực tiếp vào tài sản như nhà, xe hay business riêng. Vậy khi không còn ở chung với nhau, những ng đó sẽ không được nhận gì hết. VÀ NGOẠI LỆ: nếu cặp đôi đó chung sống với nhau ở tiểu bang công nhận common law marriage (ví dụ họ sinh sống ở DC) sau đó move qua tiểu bang không công nhận common law marriage (họ move qua VA hoặc MD) thì khi đó, VA và MD sẽ CÔNG NHẬN common law marriage đó.
3. Vai trò của luật sư trong việc li dị là gì?Với một case li dị mà 2 bên đều thống nhất thì chỉ cần soạn các mẫu form, kí tên, đóng fee sau đó ngồi chờ Toà gửi bản án li dị. Đây là trường hợp bất kì ai cũng có thể tự làm nếu tìm hiểu trên trang web của mỗi county court.Với một case li dị mà 1 bên không đồng ý (về quyền nuôi con, quyền phân chia tài sản, trợ cấp) thì luật sư đóng vai trò tìm các lí lẽ để thân chủ của mình nhận được nhiều quyền lợi nhất có thể.
Bản thân mình tuy làm rất nhiều case li dị nhưng vẫn khuyến khích ai có thời gian và vốn ngoại ngữ tốt nên tự làm hồ sơ để tiết kiệm chi phí. Nếu không có đủ 2 yếu tố đó hãy tìm luật sư để làm hồ sơ li dị.
Kết bài: sinh sống tại Mỹ có rất nhiều luật khác nhau, mỗi tiểu bang lại có những quy định khác nhau, nhưng lời khuyên của mình là nên ĐĂNG KÍ KẾT HÔN (marriage certificate) để đảm bảo quyền lợi của mình, nhất là người phụ nữ. Và nếu ai có nhu cầu làm hồ sơ li dị thì liên hệ với mình nhé!
Comments